1. Lên kế hoạch và thiết kế sự kiện:
- Xác định mục tiêu của sự kiện
- Thiết kế ý tưởng và chủ đề cho sự kiện.
- Lập ngân sách chi tiết cho sự kiện.
2. Tổ chức và điều phối:
- Tìm và đặt địa điểm tổ chức sự kiện phù hợp.
- Liên hệ và thương lượng với các nhà cung cấp dịch vụ (âm thanh, ánh sáng, ăn uống, trang trí...).
- Điều phối các hoạt động của sự kiện, từ dàn dựng, trang trí đến quản lý khách mời.
3. Quản lý khách mời:
- Lên danh sách khách mời, gửi lời mời, và theo dõi xác nhận tham dự.
- Quản lý sự tiếp đón và chăm sóc khách mời trong suốt sự kiện.
4. Quảng bá sự kiện:
- Lên kế hoạch và triển khai các hoạt động quảng bá sự kiện qua các kênh truyền thông (mạng xã hội, báo chí, email...).
- Phối hợp với bộ phận marketing để đảm bảo sự kiện được biết đến rộng rãi.
5. Quản lý ngân sách và báo cáo:
- Theo dõi chi tiêu và đảm bảo sự kiện diễn ra trong ngân sách đã định.
- Lập báo cáo sau sự kiện, bao gồm đánh giá về mức độ thành công và những bài học rút ra.
6. Giải quyết các vấn đề phát sinh:
- Xử lý các tình huống bất ngờ hoặc phát sinh trong quá trình chuẩn bị và thực hiện sự kiện.
- Đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
7. Phản hồi sau sự kiện:
- Thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng và người tham dự để cải thiện các sự kiện trong tương lai.